Hỗn hợp thức ăn cho vịt

1. Thức ăn năng lượng

Còn gọi là thức ăn carohydrat, gồm các loại ngũ cốc và sản xuất phụ phẩm của chúng, có hàm lượng protein dưới 20% và xơ thô dưới 18%.

Trung bình thức ăn có chứa 12% protein thô. 75-80% lượng protein của nhóm thức ăn này chất lượng không cao vì thiếu lizin, metionin và triptophan. Liazin là axit amin hạn chế đầu tiên, do đó có thể thay thế thức ăn này bằng thức ăn khác không làm tăng và giảm đáng kể chất lượng protein của khẩu phần.

Hàm lượng chất béo trung bình của loại thức ăn này là 2-5%. Tuy nhiên cũng có một số sản phẩm phụ như cám lụa (của lúa) chứa 23% dầu. Chất béo trong thức ăn cơ sở  phần lớn được tạo thành từ axit béo không no.

Thức ăn loại này giàu photpho, nhưng nghèo canxi. Theo ước tính hai phần ba khối lượng thức ăn là carbohydrat, khả năng tiêu hoá khoảng 95%. Những loại thức ăn thường được sử dụng gồm các hoà thảo như: thóc, ngô, kê, cao lương…và các sản phẩm phụ của chúng như cám, tấm…

 + Thóc

Ở nước ta, thóc là nguồn lượng thực chính được sử dụng rộng rải trong chăn nuôi vịt, đặc biệt trong phương thức chăn nuôi vịt rtuyền thống, hầu hết nông dân các vùng sử dụng thóc là thức ăn duy nhất để nuôi vịt, các thức ăn khác (mồi) phần lớn do vịt tự kiếm. Hiện nay trong chăn nuôi vịt thâm canh, thóc cũng được sử dụng như là một trong những thức ăn năng lượng chính. Năng lượng trao đổi của thóc là 2.630 – 2.8600 Kcal/kg ứng với 11-12 MrJ/kg chất thô. Tỷ lệ protein trung bình 7,8-8,7%, mỡ 1,2-3,5%, xơ 10-12%. Trong thóc hàm lượng lizin, acginin, tryptophan cao hơn ngô. Hàm lượng của phần lớn các nguyên tố khoáng (đa lượng và vi lượng) trong thóc rất thấp.

 + Ngô

Ngô là nguồn thức ăn giàu năng lượng. Năng lượng trao đổi của ngô 3100-3200 Kcal ứng với 13-13,5 MJ/kg vật chất khô. Hàm lượng protein 8-12%, trung bình là 9%, hàm lượng xơ thô rất thấp, 4-6%, cao hơn tỷ lệ mở trung bình của các thức ăn năng lượng. Hàm lượng mỡ cao của ngô vừa là đặc điểm tốt vừa là trở ngại khi sử dụng bởi hàm lượng mỡ cao làm cho ngô nghiền rất dễ bị ôi, mất vị ngon, hoặc làm cho ngô nóng lên, nấm dễ dàng phát triển làm giảm giá trị dinh dưỡng và xuất hiện độc tốt Aflatoxin. Ngoài ra ngô rất nghèo khoáng như canxi (0,45%), mangan (7,3%/kg)…

– Ẩm độ trong ngô cao, biến đổi từ 8% (đối với ngô già) đến 35% (đối với ngô non). Các giống ngô này ngắn ngày chứa độ ẩm cao hơn các giống ngô dài ngày. Ngô có ẩm độ trên 15% không bảo quản được lâu, độ ẩm cao cũng làm giảm giá trị ding dưỡng của ngô.

 + Cao lương

Cao lương là loại cây vùng nhiệt đới trồng lấy hạt làm thức ăn cho gia cầm rất tột Hạt cao lương có hàm lượng protein cao hơn ngô song các thành phần dinh dưỡng khác thấp hơn ngô, tuy nhiên vẫn cao hơn thóc.Giá trị sinh học của protein trong hạt cao lương thấp hơn ngô, thóc và gạo. Protein thô 11-12%, mỡ 3,0-3,1%, xơ 3,1-3,2%, dẫn xuất không đạm 70-80%, năng lượng trao đổi 3000 Kcal ững với 12,61 MJ/kg chất thô.

 + Kê

Giá trị nuôi dưỡng của kê bằng khoảng 95% ngô trắng, hạt kê thiếu vitamin A, ptotein thô 10-11%, mỡ 2,3-2,7%, xơ 2,2-13,1%. Năng lượng trao đổi từ 2667-3192 Kcal ứng với 11,2-13,4 MJ/kg vật chất khô. Trong khẩu phần, vịt con có thể dùng tới 44%. Do kích thước hạt kê nhỏ hơn hạt thóc, ngô, cao lương nên kê dùng trong khẩu phần của vịt dò, vịt đẻ đều không cần nghiền.

Trong chăn nuôi vịt, cám gạo được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra còn có sắn, khoai các loại.

 2. Thức ăn protein

Trong khẩu phần của vịt, khối lượng thức ăn năng lượng thường chiếm khoảng 70%. Do đó thức ăn protein chiềm không quá 30%. Thức ăn protein  được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu về protein và nâng cao giá trị sinh học cho khẩu phần. Thức ăn protein được khai thác từ hai nguồn.

– Protein thực vật

Gồm các loai cây họ đậu và khô dầu: Đỗ tương, đỗ xanh, lạc, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc. Đặc điểm nổi bật của chúng là giàu protein và các axit amin không thay thế. Protein đậu đỗ dễ hoà tan trong nước và giàu lizin nên dễ tiêu hoá, hấp thu. Hàm lượng cãni, magiê, mangan, đồng trong đậu đỗ cũng cao hơn hạt hoà thảo, nhưng nghèo photpho. Khác với các loại hoà thảo. phần lớn các loại bộ đậu đều có độc tố vì vậy khi sử dụng làm thức ăn cho gia cầm nói chung và vịt nói riêng cần phải xử lý, chế biến làm giảm độc tố và nâng cao giá trị dinh dưỡng của chúng.

 + Đỗ  tương

Đỗ tương là loại thức ăn giàu protein 38-43%, mỡ 16-18%, năng lượng trao đổi 3600-3700 Kcal ứng với 15-16 MJ/kg vật chất thô. Gía trị sinh học của protein của đỗ tương cao, tương đương protein động vật, giàu axit amin nhất là lizi và triptophan. Tuy nhiên, khi sử dụng đỗ tương phải chú ý đến các tác nhân kháng dinh dưỡng (ức chế tripsin) có trong đó. Để hạn chế tác hại các độc tố cơ thể dùng biện pháp xử lỹ nhiệt như rang đỗ tương hoặc hấp chính. Những chất chứa trong hạt đỗ tương chưa xử lý có thể tác động mạnh mẽ lên đường ruột và làm ảnh hưởng khả năng tiêu hoá  và sử dụng nhiều chất dinh dưỡng. Khi sử dụng một lượng nhỏ đỗ tương chưa xử lý trong khẩu phần của vịt, tốc độ tăng trọng bị giảm sút rõ rệt, tuyến tuỵ bị sưng to, hấp thu mỡ ở vịt co giảm, năng lượng trao đổi của các thành phần khác trong khẩu phần cũng giảm sút.

Đỗ tương sau khi ép dầu tạo thành khô dầu đỗ tương, sử dụng tốt hơn đỗ hạt. Vì khi ép dầu tách mỡ phải xử lý bằng nhiệt, đã phân huỷ và làm mất hiệu lực của các độc tố kháng tripsin và heamagglutinin.

 + Lạc

Lạc nhiều dầu mỡ: 38-40% trong lạc và vỏ, 48-50% trong lạc nhân. Sử dụng phụ của lạc sau khi ép dầu là dầu khô. Dầu lạc được sử dụng như là một nguồn thức ăn protein trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Hàm lượng protein 30-32% trong khô dầu cả vỏ, 45-50% trong khô dầu lạc nhân, tỷ lệ xương tương ứng là 27,2 và 5,7%. Gía trị sinh học của protein trong lạc khô và dầu lạc thấp hơn khô dầu đậu tương, bột cá vì nghèo lizin. Do đó, khi dùng khô dầu lạc làm thức ăn protein phải chú ý bổ sung thức ăn giàu lizin như đỗ tương, bột cá hoặc chế phẩm lizin.

Tuy nhiên, khi ẩm độ của khô dầu lên trên 15% khô lạc dễ bị mốc, nấm mốc phát triển làm giảm  chất lượng khô dầu và tiết nhiều độc tố mycotoxin nhất là aflatoxin rất có hại cho vịt.

– Protein động vật

Gồm các sản phẩm chế biến từ động vật: Bột cá, bột tôm. bột thịt, bột máu…đây là nguồn thức ăn giàu protein, có đủ axit amin không thay thế, các nguyên tố khoáng và nhiều vitamin quý.

 + Bột cá

Bột cá là nguồn thức ăn protein tuyệt vời chứa đầy đủ tất cả axit amin cần thiết, đặc biệt là lizin và metionin. Thành phần dinh dưỡng trong bột cá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Bột cá  chế biến từ đầu, vây, ruột cá hoặc từ cá ướp muối, giá trị ding dưỡng thấp hơn cá nhạt nguyên con. Bột cá sản xuất ở nước ta có hàm lượng protein 31-60%, khoáng  19,6-34,5%, photpho 3,5-4,8%. Hệ số tiêu hoá bột cá cao (85-90%). Bột cá nguyên liệu đắt tiền, để đảm bảo giá thành của khẩu phần, cần tính toán sử dụng một tỷ lệ hợp lý.

 + Bột đầu tôm

Được chế biến từ đấu, càng, vỏ tôm là nguồn protein động vật giàu các nguyên tố khoáng, có giá trị trong chăn nuôi vịt, đặc biệt là vịt đẻ. Thành phần dinh dưỡng và giá trị sinh học protein của bột tôm khá cao nhưng không bằng bột cá và bột máu. Trong bột đầu tôm có 33-34% protein, trong đó có 4-5% lizin, 2,7% metionin, giàu canxi, photpho, các khoáng vi lượng và chất màu.

Điều đáng quan tâm  là bột đầu tôm có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp , thuận tiện trong việc sử dụng cho vịt. Tuy nhiên lượng sử dụng tối đa trong khẩu phần cũng chỉ là 10%.

 3. Thức ăn khoáng và vitamin

Thức ăn cung cấp khoáng thường được dùng trong chăn nuôi gia cầm là: các phức hợp muối có chứa canxi, photpho, muối amoni, muối ăn, muối của một số khoáng vi lượng.

+ Bổ sung khoáng đa lượng

Canxi cacbonat (CaCo3): dùng làm thức ăn bổ sung canxi trong khẩu phần. Canxi cacbonat có 37%Ca, 0,18% P, 0,3%Na, 0,5% K và dưới 5%Si, cho gia cầm ăn ở dạng mịn.

Đá vôi: có 32-36% Ca, 1-2% Mg, 3-4% Si, Fe và S, đá vôi được sử dụng  ở dạng bột như phẩm canxi cacbonat.

Bột vỏ sò, vỏ trứng: Trong bột vỏ sò có 33%Ca, hơn 6% P, là nguồn bổ sung canxi rất tốt cho gia cầm.

Bột xương: chế biến từ xương động vật, bột xương chứa 26-30% Ca, 14-16% P, ngoà ra còn có Na, k và nhiều nguyên tố đa lượng khác là nguồn bổ sung canxi và photpho rất tốt cho gia cầm.

 + Bổ sung khoáng vi lượng:

Mangan sunfat (MnSO4, 5H2O): Dạng tinh thể màu hồng xám, chứa 23% Mangan, tan trong nước, dùng bổ sung Mn cho gia cầm. Có thể thay Mangan sunfat bằng Mangan cacbonat (MnCO2).

Coban clorua (CoCl2 – 6 H20): Bột màu đỏ hồng, tan trong nước, chứa 24% Co, dùng bổ sung Coban vào khẩu phần gia cầm, có thể thay Coban Clorua bằng Coban cacbonat hay Coban axetat.

 + Thức ăn bổ sung vitamin

Việc bổ sung các loại vitamin và hỗn hợp thức ăn được sử dụng dưới dạng premix vitamin và hỗn hợp đồng nhất các loại vitamin A, D, E, K, B1, B2, B12, PP kháng sinh phòng bệnh và chất chống oxy hoá.

Ở nước ta, premix vitamin được sản xuất theo tiêu chuẩn nhà nước TCVN -3142 – 79. Có 3 loại premix cho gà, cũng như là cho vịt ở các giai đoạn tuổi tương ứng đó là:

+ Premix vitamin gà con và gà thịt giai đoạn 1.

+ Premix vitamin cho gà thịt giai đoạn 2.

+Premix vitamin gà đẻ.

Ngoài 3 loại Premix vitamin trên còn có các loại chuyên dùng cho gia cầm như Fumevit. Đây là hỗn hợp vitamin A, D3, E, metionin và furazolidon phòng bệnh cầu trùng, bạch lị cho gà vịt. Bên cạnh các loại Premix sản xuất ở trong nước còn có rất nhiều premix vitamin nhập nội như Viton-5, phylazon, phylamin I, phylamix II…

Trên đây là yêu cầu về các loại thức ăn. Khi nuôi vịt, căn cứ vào mục đích nuôi để lấy thịt hoặc lấy trứng mà xây dựng khẩu phần ăn cho vịt một cách hợp lý nhằm:

– Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cụ thể.

– Sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn có sẵn có ở địa phương xây dựng một công thức khẩu phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vịt như bảo đảm giá thành hạ. Thức ăn được sử dụng rộng rải trong chăn nuôi vịt bao gồm:

+ Thóc tẻ

+ Ngô vàng

+ Cám loại 1

+ Bột cá loại 1

+ Bột đầu tôm

+ Khô dầu đỗ tương

+ Premix vitamin, premix vitamin khoáng.

– Trong thực tiễn, khẩu phần ăn của vịt  thường được biểu thị bằng các khối lượng của các nguyên liệu trong 1kg hoặc100kg hoặc 1000kg hỗn hợp.

Thức ăn dùng cho vịt như ngô, khô đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu bông…khi gặp điều kiện và ẩm độ thích hợp rất dễ nhiễm nấp mốc sinh ra độc tố mycotoxin.

Ngày nay đã xác định được 200 loại myco-toxin khác nhau, aflatoxin và mycotoxin do loài nấm Aspergillus flatoxin được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1960 từ những mẫu khô dầu lạc ở Braxin nhập nội vào vương quốc Anh và cũng đễn thời kỳ này người ta nhận ra Aflatoxin là mối nguy hại lớn cho sức khở con người cũng như động vật.

Có 4 loại aflatoxin: B1, B2, G1, G2 trong đó loại B1 là loaị hại nhiều nhất.

Hầu hết các loài động vật, chim muông đầu bị nhiễm độc hại Aflatoxin. Sự mẫn cảm với độc tố aflatoxin rất đa dạng, tuỳ thuộc vào loại động vật, tuổi, tính biệt, tập quán, điều kiện chăn nuôi, môi trường…

Vịt là loài động vật mẫn cảm nhất với các loại độc tố này (nhạy cảm gấp 6-10 lần so với gà). Trong thực tiễn, người ta dùng vịt con làm thí nghiệm để kiểm tra sự có mặt của aflatoxin trong thành phẩm thức ăn. Liều lượng độc tố tối đa cho phép sử dụng cho vịt là: 3g/tấn thức ăn.

Các dòng vịt khác nhau đều mẫn cảm với độc tố như nhau. Tác hại của độc tố là làm giảm năng suất, giảm sức đề kháng làm cho vịt dễ nhiễm bệnh vì mức globulin giảm, gan bị phá huỷ, sưng ống dẫn mật, khí quản, ngăn quá trình tổng hợp protein. Mức độ nhiễm độc càng nghiêm trọng nếu vịt ăn thức ăn nghèo protein.

Trong thực tế người ta phòng nhiễm aflatoxin bằng hai cách: Tránh làm hỏng sản phẩm lúc thu hoạch và ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc trong kho bảo quản.

– Loại bỏ thức ăn hạt bị hỏng

– Ngăn ngừa côn trùng xâm nhập, ngăn ngừa bụi bẩn tràn vào kho thức ăn.

– Giảm nhiệt độ, ẩm độ, mức oxy hoá trong kho. Nấm Aspergilus flavus sản sinh độc tố thích hợp ở nhiệt độ 25°C và ẩm độ 85% hoặc lớn hơn. Aflatoxin không thể xâm nhập vào thức ăn ở độ ẩm không khí dưới 70% (ở mức độ này hàm lượng nước của hạt khoảng 13%) và những hạt có hàm lượng dầu thực vật cao khoảng 7-10%.

Để tránh nhiễm độc tố phải phơi hạt thật khô trước khi đưa vào kho. Kho ẩm ướt là đặc bịêt nguy hiễm, và hơi nước là sản phẩm phụ trong quá trình sinh trưởng của nấm mốc để tạo chu kỳ vĩnh cửu của nó.

Sử dụng chất chống mốc là việc làm tốt để ngăn ngừa sản sinh độc tố của nấm mốc trong kho, nhưng điều trị nấm mốc thì chẳng đem lại kết quả gì, khi thức ăn có 1% nấm mốc thì  cũng nên loại bỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975.125.539