Đánh giá chất lượng một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi qua cảm quan và những kĩ thuật đơn giản

chống bệnh tật. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại nguyên liệu bị pha tạp chất để trục lợi. Một vài kĩ thuật đơn giản và qua những hướng dẫn bằng cảm quan sau đây nhằm giúp bà con chăn nuôi kiểm tra nguyên liệu mua vào được tốt hơn…

I. Bắp

1. Bắp hạt

–  Bắp còn nguyên hạt, khô không lẫn tạp chất, không bị nấm mốc, màu vàng hoặc cam sáng.

–  Ẩm độ: 14% max

–  Tạp chất: 1.5% max

–  Hạt vỡ: 3% max

–  Hạt hư và khác màu: 4% max

–  Những vấn đề khi nhập bắp hạt: Ẩm độ lớn, hạt bị vỡ, mốc.

2. Bắp xay

–  Có màu vàng sáng, đồng màu, mùi bắp mới, không có mùi lạ.

–  Bắp đã bị mốc xay ra có mùi chua.

–  Những vấn đề khi nhập bắp xay: Tạp chất thường bị trộn trong bắp xay: cùi bắp, cao lanh, bột đá.

* Cách kiểm tra bắp bị pha với bột đá

Cách 1: Bắp xay nếu bị pha tạp chất thường có màu vàng nhạt, không còn mùi thơm của bắp. Khi pha vào nước có màu đục. Phần nổi lên trên là tạp chất như cùi bắp, các vỏ lụa, phần lắng xuống dưới hiện lên hai lớp. Lớp màu trắng nằm bên trên là bột đá (lẫn bột mịn từ bắp xay) và lớp màu vàng nằm bên dưới là bắp xay.

Cách 2: Thử bằng cách cho acid H2SO4 vào một ít mẫu bắp xay. Tùy mức độ pha tạp chất nhiều hay ít mà mức độ sủi bọt khác nhau.

Cơ chế:   H2SO4 + CaCO= CaSO4 + H2O+ CO2

* Nhược điểm chính của bắp

Là sự nhiễm mốc và độc tố của mốc. Độc tố chính trong bắp là aflatoxin, đặc biệt là  trong điều kiện nóng ẩm (độc tố aftatoxin được sinh ra từ nấm mốc Aspergilus flavus và Aspergiluss parasiticus) ngoài ra cũng như các loại hạt khác bắp có thể bị nhiễm các độc tố như zeralenone, citrinin…

* Biện pháp khắc phục

–  Ngay sau khi thu hoạch, hạt bắp thường có độ ẩm khoảng 18-22%, là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển vì vậy hạt bắp cần phải được phơi hoặc sấy để làm hạ độ ẩm xuống dưới 14%.

–  Trong quá trình dự trữ, do điều kiện ẩm độ cao, có thể cần thêm các chất chống nấm mốc như các loại đất sét (bentonit, Zeolite, hydrate sodium calcium aluminosilicate – HSCAS), các chất kết dính hữu cơ chiết xuất từ vách tế bào nấm men (Esther Glucomannan – EGC), acid propionic, dung dịch ammonia, sulfur dioxide (SO2).

II. Cám gạo

–  Cám gạo là phụ phẩm của lúa khi xay xát.

–  Màu sắc đồng nhất, màu vàng nhạt đặc trưng.

–  Mùi thơm mới, nếm có vị ngọt dịu. Không có mùi chua, hôi, mốc, mùi lạ.

–  Cám phải còn mới, không nhiễm nấm mốc, sâu bọ, côn trùng, vật sắc nhọn, ẩm độ đồng nhất, không lẫn cám khác loại, không nóng, không nhiễm sâu mọt sống, sâu mọt chết < 14 con/bao 50kg.

* Những vấn đề khi nhập cám gạo

–  Tạp chất thường bị trộn trong cám gạo là: vỏ trấu nghiền mịn, bột đá, cao lanh.

–  Cám gạo cũ: có mùi chua, vón cục, sâu mọt.

* Cách kiểm tra cám gạo bị pha trộn

Cách 1: lấy một ít mẫu cho vào nước. Cám cũ bọt nổi lên nhiều, bông cỏ nổi lên, sau khi gạn nước còn cám gạo, vỏ trấu, cát sạn, cao lanh, bột đá. Nếu nhiều mày trấu thì bột cám sẽ có màu vàng.

Cách 2: Thử bằng cách cho acid H2SO4 vào một ít mẫu cám gạo. Tùy mức độ pha tạp chất nhiều hay ít mà mức độ sủi bọt khác nhau.

Cơ chế:   H2SO4 + CaCO= CaSO4 + H2O+ CO2

III. Khô dầu đậu nành

–  Màu vàng sáng, ít vỏ, đốm cháy và những sợi thân

–  Đạm: 43 – 49%

–  Ẩm: 13 – 15%

–  Xơ: 4% max

–  Cát /Sạn: 2.5% max

* Những vấn đề khi nhập khô dầu đậu nành:

–  Khô dầu đậu nành có nhiều hạt bị cháy hoặc sậm màu.

–  Chất thường bị trộn là bột trấu, cám mì mịn, vỏ đậu nành, cát sạn hoặc các loại khô dầu đậu nành khác.

*Cách kiểm tra khô dầu đậu nành bị pha trộn:  kiểm tra bằng mắt thường bằng yếu tố cảm quan trên đặc điểm của khô đậu nành Mỹ: có màu vàng sáng, ít vỏ, không có đốm cháy và những sợi thân… những đặc điểm này sẽ giảm dần ở khô đậu nành Argentina và Ấn Độ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975.125.539